Cách vệ sinh giày da sáp chuẩn nhất

Giày da sáp là cái tên không mấy xa lạ với giới mộ giày da. Tuy không phổ biến như giày da trơn, da bóng,… Nhưng đây vẫn là loại chất liệu được giới “sành giày” lựa chọn. Bởi độ mềm mại, êm ái, tính thẩm mĩ cao và vô cùng độc đáo.

Giày Da Sáp Là Gì? Cách Nhận Biết Giày Da Sáp

Khái Niệm:

Như tên gọi, đây là nhóm giày được làm từ da sáp (Waxy Leather). Sự khác biệt lớn nhất của da sáp so với các loại da khác chính là quá trình thuộc. Da sáp được thuộc bằng một lớp Chrome tan. Sau khi được thuộc kĩ lưỡng, da sẽ được chà lên một lớp sáp. Tùy vào mục đích, nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau mà lớp sáp sẽ được chà lên dày hay mỏng; nhiều hay ít; khô hay ướt;…

Giày da sáp có độ bóng tự nhiên của sáp, tuy dễ trầy nhưng lại dễ phục hồi. Chỉ cần miết nhẹ ngón tay, vết sáp bị trầy xước sẽ đầy lại nhanh chóng.

Cách Nhận Biết:

So với các nhóm da, da sáp cực kì dễ phân biệt.

 Da sápCác nhóm da khác
Bề mặtBề mặt khá nhám, mờ và dễ trầy.
Khi lấy móng tay cào nhẹ sẽ để lại vết xước rõ. Nhưng ngay khi miết lại lớp ra thì vết xước sẽ biến mất.
Da thường: Trơn nhẵn
Da lộn, da buck: Có lỗ chân lông li ti
Khi bị trầy xước sẽ để lại vết trầy gần như vĩnh viễn.
Mùi hươngCó mùi sáp đặc trưngCó mùi da hoặc không có mùi
Mức độ thẩm thấuCó lỗ chân lông hở nên rất dễ thấm nướcKhông dễ thấm nước
Đốt cháyCó mùi như bánh qui khi cháyCó mùi khét nhẹ

Cách Phân Loại:

Da sáp được phân chia thành hai loại cơ bản, sau đó tiếp tục chia nhỏ thành năm loại da sáp khác nhau. Tuy vào mục đích sử dụng mà từng loại da sáp sẽ được ưu tiên làm giày da, túi xách, ví,…

Có hai loại da sáp phổ biến: sáp láng và sáp mill.

Da sáp láng: Được chà/bào mòn để không còn lỗi bề mặt, không còn vân bóng. Có thể chế tác thêm vân, hạt,… hoặc để nguyên.

Da sáp mill: Không qua xử lí, bề mặt da còn thẹo, vết côn trùng cắn hoặc các lỗi tự nhiên khác. Thông thường, da sáp mill được lấy từ những con ngựa/bò có da đẹp nhất trong đàn.

Về cơ bản, hai loại da này không khó phân biệt. Chỉ cần nhìn mức độ phân bố các đường vân/hạt trên da: Nếu như da sáp láng đều bao nhiêu; Thì da sáp mill sẽ có các phân bố tự nhiên bấy nhiêu.

Đi sâu hơn một chút, sáp láng và sáp mill còn chia thành hai loại: sáp ướt và sáp khô.

Da sáp ướt:

  • Bề mặt da không đổi màu khi bóp/bẻ → Da sáp phổ thông.
  • Da đổi màu nhiệt tình, bề mặt nhám → Da sáp crazy horse. Tuy được gọi là “ngựa điên”, nhưng đây hoàn toàn là da bò – một loại da được ưa chuộng trên toàn thế giới. 
  • Da đổi màu nhiệt tình, bề mặt láng → Da sáp dầu. Có bề mặt bóng nhẹ, dễ bị rít và trầy xước. Không đổi màu nhiều như da crazy horse.

    Da sáp “ngựa điên” cực kì được ưa chuộng bởi độ đổ màu rất đẹp, các đường vân vô cùng tự nhiên. Càng sử dụng lâu, giày da crazy horse càng đẹp độc đáo.

Da sáp khô:

Bề mặt da khá nhám, màu đều và không đổi màu. Đây là loại da hay bị nhầm với da buck.

Da sáp khô dễ bị trầy, bề mặt đanh và có mùi đặc trưng hơn da buck.

Da sáp khô được chia thành ba loại:

  • Da sáp Buck: Con lai giữa da sáp và da buck. Có bề mặt nhung, mềm mịn, bề ngoài khá đanh. Sờ giống da buck nhưng nhẹ hơn. Các tính chất hóa học hoàn toàn của da sáp. Dòng này khó bị trầu, khả năng thấm hút cao. Thường được chọn làm giày da sáp.
  • Da sáp Crazy Horse: Tương tự như sáp ướt, da “ngựa điên” của sáp khô đổi màu rất đậm. bề mặt có nhám nhưng không bị rít, da cũng nhẹ hơn. Sờ vào có cảm giác trơn láng, dễ chịu.
  • Da sáp Pull-up: Độ láng mịn chẳng thua sáp dầu, độ đổi màu chẳng nhường “ngựa điên”. Đây là sự kết hợp vô cùng ấn tượng của da sáp và da pull-up để cải thiện độ chạy màu.

    Khác với da sáp ướt, da sáp khô crazy horse có bề mặt sậm màu, mềm mại hơn. Đây cũng là cách phân biệt hai loại da bằng mắt thường.

Ưu – Nhược Của Giày Da Sáp

Ưu ĐiểmNhược Điểm
Có độ bền cao, chịu va đập tốtBề mặt trông hơi cũ do có lớp sáp
Các vết xước nhẹ có thể dùng tay miết lạiDễ bị trầy, dễ bị mốc nếu không bảo quản đúng cách
Tuy dễ trầy nhưng khi tiếp xúc với nước lại bóng và bền hơn. Đây là điểm độc đáo của da sáp, tương tự như đồ cổ.Lớp sáp có thể bám lên quần áo, có thể làm sạch với chất tẩy rửa thông thường.
Càng trầy lên màu càng đẹpLớp sáp khó ăn sơn cạnh, nên giày thường được để nguyên cạnh
Lớp da bóng và lì hơn so với các loại da khác 

Cách Vệ Sinh, Bảo Quản Giày Da Sáp

Bảo Quản Giày Da Khi Không Sử Dụng

Định hình tránh mất form giày: Bạn có thể sử dụng giấy báo cũ; Hoặc mua thanh định hình giày tây ở cửa hiệu giày.

Sử dụng gói hút ẩm: Giúp giày không bị mốc, hư hại khi độ ẩm quá cao.

Nếu giày bị mốc: Làm sạch với nước và khăn mềm. Lưu ý không phơi nắng giày, vì lớp sáp sẽ bị khô, giòn.

Vệ Sinh Khi Giày Bị Bẩn

Sử dụng vỏ chuối: Khi giày bị bám bụi, hãy dùng mặt trong của vỏ chuối. Chất danning trong vỏ chuối giúp loại sạch bụi bẩn và giúp đôi giày sáng bóng hơn. Đừng quên lau lại bằng khăn ẩm và đánh giày nhé.

Sử dụng chất tẩy rửa: Đối với vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng các chất tẩy rửa thông thường. Như kem đánh răng, nước rửa chén, nước giặt, cồn, rượu, giấm,… Hãy pha loãng với nước để giày không bị bạc màu. Hãy dùng bàn chải mềm hoặc khăn nhé.

Bàn chải vệ sinh giày chuyên dụng với lớp lông mềm mại giúp kéo dài tuổi thọ cho giày da. Dù là da gì đi nữa, hãy luôn ưu tiên những sản phẩm “thân thiện” với da nhé!

Khi giày bị dính nước: Lúc này lớp sáp sẽ bị khô cứng. Hãy dùng nửa quả khoai tây chà thật kĩ bề mặt giày. Sau đó đánh lại bằng xi, vậy là lớp sáp sẽ không còn bị khô cứng.

Da sáp hay da gì cũng vậy, đều đẹp và bền nhưng đó không có nghĩa là nó hoàn hảo và không bị hư. Da sáp rất dễ bị mốc, hôi nên cần phải chăm sóc kỹ càng. Với bài chia sẻ này, hy vọng GABI có thể góp thêm cho bạn một số thông tin kiến thức về da sáp…. Giúp cho đôi giày của bạn bền đẹp hơn.